Thể dại cuồng Chó dại

Thể dại điên cuồng là biểu hiện ra bên ngoài của con chó dại bằng các triệu chứng hung hãn, dữ tợn và hay tấn công con người. Thể dại điên cuồng chỉ chiếm 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm. Thể dại này được chia làm 3 thời kỳ:[1]

Tranh minh họa về cảnh một con chó dại tấn công người
  • Thời kỳ tiền lâm sàng:

Thời kỳ này rất khó phát hiện, nhất là ở thể câm, biểu hiện bằng những thay đổi trong thói quen của con vật như bứt rứt, lo lắng, có khi tỏ ra vui mừng, quấn quýt chủ hơn, hoặc chỉ tỏ ra buồn rầu. Con vật thường ăn nhiều hơn bình thường, có thể sốt, nước dãi đã có virus dại. Thời kỳ này chỉ trong vài giờ nhưng cũng có khi tới 1- 2 ngày. Chó cũng có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo. Thái độ với chủ như gần chủ miễn cưỡng, hoặc trái lại tỏ ra vồn vã thái quá. Thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi nghe hơi xa xăm; hoặc lại bồn chồn nhảy lên đớp không khí....[1][2]

  • Thời kỳ phát bệnh điên cuồng:

Thời kỳ này biểu hiện bằng những biến loạn quá độ như: con vật luôn luôn cử động, nhảy lên bắt đớp những con ruồi tưởng tượng hoặc kẻ thù không có. Con vật khó nuốt như bị hóc xương, tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng nhát, tiếng sủa kéo dài và cuối cùng rướn cao lên thành những tiếng hú ghê rợn. mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà bông quanh mép. Bất cứ một sự kích thích nào dù nhỏ đều có thể làm cho chó lên cơn dại, cắn người và các con vật khác hoặc tự cắn nó, thường cắn rất mạnh và bổ ra đường chạy rông khắp nơi. hoặc rúc vào bờ bụi, xó tối và chết trong trạng thái gầy rộc, kiệt sức, bại liệt với những vết thương rớm máu trên thân thể do tự cắn xé. Phạm vi hoạt động của một con chó dại có khi lên tới 50 km. Vì vậy những con chó dại rất nguy hiểm, nó là mối nguy cơ lớn truyền bệnh dại cho người và các súc vật khác.[1][2]

Các phản xạ vận động bị kích thích mạnh có thể thấy như cắn, sủa người, la dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài. Vết thương nơi bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu. Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, con ngươi mắt mở to, tỏ ra khát nước muốn uống nhưng không uống được. Chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ, hay giật mình, đi lại không có chủ định, trở nên dữ tợn điên cuồng(từ 2 đến 3 ngày sau khi phát bệnh). Lúc này chó bỏ nhà ra đi và thường không trở về nhà. Trên đường đi gặp vật gì cũng lao đến cắn xé, ăn bừa bãi, tấn công các con vật khác kể cả người vì không còn cảm giác nên nó lao vào mọi người, kể cả chủ nó và những con vật khác để cắn xé một cách tàn bạo.[1][2]

  • Thời kỳ bại liệt:

Chó bị liệt không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm và lưỡi thè ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ rệt. Chó chết sau 3 đến 7 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên do liệt cơ hô hấp và kiệt sức do không ăn uống được. Nói chung là nhìn chó rất tội nghiệp trong giai đoạn này, trái ngược hoàn toàn với thời kỳ điên cuồng trước đó, con vật có biểu hiện gầy mòn, mắt lõm sâu, vẻ mặt phờ phạc, kêu thất thanh, hàm trễ xuống không nuốt được nữa. Bại liệt bộ phận sau làm con vật xiêu vẹo, đi phân táo bón, bí tiểu tiện, cuối cùng vật ngã xuống và chết.[1][2]

Chó dại ở dạng câm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chó dại http://www.diseasesdatabase.com/ddb11148.htm http://www.emedicine.com/eerg/topic493.htm http://www.emedicine.com/med/topic1374.htm http://www.emedicine.com/ped/topic1974.htm http://ibnlive.in.com/news/rabid-dog-enters-new-de... http://suckhoeso.com/detail/ha-noi-6-ca-tu-vong-do... //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/canh-bao-tinh... http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/dan-...